Cách sơ chế cua trước khi chế biến không khó như bạn nghĩ

Trong các loại hải sản thì cua biển luôn được lòng thực khách nhất nhờ độ tươi ngọt, chắc thịt và thơm ngon. Cua biển là nguyên liệu của rất nhiều món ăn, từ món ăn khai vị cho tới món ăn chính. Không giống như cua nước ngọt, cách sơ chế cua biển cũng đòi hỏi bạn phải biết cách làm thì mới giữ được độ tươi ngon, giá trị dinh dưỡng sau khi món ăn thành phẩm. Vậy cách sơ chế cua trước khi chế biến như thế nào mới chuẩn đúng? Hãy cùng haisantuoisongnguyenanh.vn chúng tôi khám phá nhé.

Như hầu hết động vật có vỏ khác, loài cua chết sẽ phân hủy rất nhanh chóng gây ra mùi khó chịu, nếu ăn phải không tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, việc chọn mua những con cua còn tươi, sống là rất quan trọng.

Nguyên tắc chung cho cách sơ chế cua trước khi chế biến là không vội vã thả cua vào nước vì sau chặng đường dài vận chuyển, nếu đột ngột thả vào nước lạnh cua sẽ bị chết. Bạn nên đặt cua vào ngăn đá tủ lạnh hoặc đặt cua trên đá lạnh, cua bị lạnh sẽ cứng đơ lại khiến việc sơ chế của bạn dễ dàng hơn.

Nguyên tắc chung là làm cua chết trước khi sơ chế

 

Cách sơ chế cua trước khi chế biến đối với cua vỏ cứng

 

Cua biển vỏ cứng thường ở dạng tươi sống nên để sơ chế an toàn và dễ dàng, các bạn nên để nguyên dây buộc. Đầu tiên bạn ngửa bụng cua lên, dùng dao nhọn hoặc mũi kéo chọc thẳng vào chỗ hõm dưới bụng cua, đến khi chân và càng cua không còn cựa quậy nữa. Tiếp theo, bạn bóc bỏ yếm rồi tháo dây ra khỏi cua và rửa thật sạch.

Nếu chế biến các món hấp, luộc thì các bạn để nguyên cua như vậy, cho vào nồi hấp/luộc chín, khi ăn mới tách mai và bóc bỏ phần nang mềm. Cách làm này sẽ giúp cho cua không bị rụng chân trong quá trình hấp/luộc.

Nếu chế biến các món canh, chiên, sốt thì sau khi rửa cua xong, các bạn tách mai và bóc nang mềm luôn rồi mới đem chế biến.

Nhiều món ăn ngon, hấp dẫn được chế biến từ cua biển

Đối với cua cứng, cách sơ chế cua trước khi chế biến có phần khó hơn vì cua vẫn còn khỏe, càng cứng, nếu không tuân thủ nguyên tắc làm cua chết hoặc đông cứng trước khi sơ chế sẽ rất dễ bị thương ở tay.

Cách sơ chế cua trước khi chế biến đối với cua lột vỏ mềm

Cũng như cua cứng, bạn cần rửa sạch sẽ trước khi sơ chế cua. Sau khi rửa cua, các bạn đặt cua lên một chiếc thớt. Tiếp đó, bạn dùng một chiếc kéo nhà bếp, cắt ngang phần mắt và miệng cua, vứt bỏ phần đó đi.

Bước tiếp theo, bạn lật ngửa cua lên, quan sát phần bụng. Nếu là cua cái thì nó sẽ có phần yếm khá giống hình tam giác che gần kín bụng cua. Nếu là cua đực, phần đó sẽ nhỏ và mỏng. Lúc này, một tay bạn cầm cua, tay còn lại mở phần yếm cua ra và bóc bỏ.

Sau khi bóc bỏ yếm của cua xong, bạn úp bụng cua xuống, dùng tay lách vào phần mai cua đã được cắt rời khỏi mắt và miệng và lật chúng ra một cách dễ dàng.

Tiếp theo, bạn cầm đầu nhọn của phần vỏ và lật lên sẽ thấy lộ ra phần nang mềm (còn gọi là nang cua). Bạn bóc cả hai bên nang cua vứt đi rồi thả tay ra cho phần vỏ (vẫn dính liền với phần thịt và gạch cua ở giữa) để cua trở lại trạng thái như cũ là bạn có thể chế biến các món mà bạn thích rồi.

Đối với cua lột thì cách sơ chế cua trước khi chế biến sẽ ít gặp khó khăn vì cua này thường yếu hơn. Tuy nhiên, bạn cần khéo léo và nhẹ tay hơn chút so với cua tươi sống.

Cách mua cua tươi, ngon, đảm bảo chất lượng

Đối với cua thịt, để thử độ chắc thịt, bạn xem màu lớp da giữa kẹt khuỷu trên càng cua. Nếu lớp da này màu hồng đỏ hoặc hồng sậm thì cua nhiều thịt. Cua mới bắt thì lớp da này thẳng bóng, nếu lớp da này nhăn nheo thì là cua đã để lâu. Bạn cũng có thể bóp yếm cua để chọn. Nếu cảm yếm cua cứng tay thì cua mẩy, chắc; nếu mềm thì cua ít thịt và bị ốp.

Cua biển là thực phẩm giàu dinh dưỡng

Dùng tay bóp vừa phải phần đầu đùi của que dầm bơi, phía dưới mai để thử xem cua có tươi ngon không. Nếu bạn thấy cua giãy giụa toàn bộ que, càng thì cua còn khỏe thịt ngon; nếu ngược lại cua đã yếu sắp chết, không nên mua.

Đối với cua gạch, bạn bóp vào mai cua để xem độ đầy và chắc của thịt. Mai cua mềm thì chứng tỏ thịt bị ốp, ăn không ngon và gạch cũng không ngon. Ngược lại, thịt cua dày, chắc và ngon. Bạn nên chọn những con cua có phần thân màu vàng phèn, thường là những con cua ngon, chắc thịt. Tiếp đó, bạn lấy tay đè nhẹ phần khe giữa mai cua và yếm cua. Nếu thấy phần gạch đỏ bên trong nhiều thì chọn, không thấy hoặc thấy ít gạch đỏ thì bỏ qua.

Trên đây là cách sơ chế cua trước khi chế biến mà haisantuoisongnguyenanh.vn chúng tôi muốn giới thiệu tới các bà nội trợ. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ góp phần mang lại cho bạn và gia đình những bữa ăn ngon và chất lượng.

 

Tin Liên Quan